- "Tư duy phản biện" hay là tư duy phân tích là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, lô-gic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm. Bởi vậy mà việc rèn luyện tư duy phản biện là cần thiết và nên được đầu tư bởi khả năng tư duy này không ngẫu nhiên được sinh ra. Nó cần được mài dũa, rèn luyện qua thời gian..
Tư duy phản biện là gì?
"Tư duy phản biện" là đưa ra những ý kiến tranh luận với những giả thiết, giả định của người khác. Điều đó không có nghĩa là bạn đang hoài nghi hay chèn ép người khác, mà tư duy phản biện là việc bạn phân tích được những mặt phải - trái, đúng - sai của vấn đề một cách khách quan nhất.
Ngoài ra " Rèn luyện tư duy phản biện" giúp bạn có được tư duy một cách logic tận gốc vấn đề và cách nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau.
1.Tự đặt câu hỏi cho bản thân
Với bất kỳ một công việc, kế hoạch nào thì nội dung là điều tất yếu phải có, tuy nhiên, chỉ có nội dung thôi thì chưa đủ, bạn cần phải tự đặt ra cho mình nhiều câu hỏi “Tại sao”. Những câu hỏi đó sẽ giúp bạn dự trù được những tình huống có thể sẽ xảy ra, góp phần làm cho nội dung của bạn trở nên hoàn hảo nhất có thể. Đặc biệt với những công việc quan trọng như: bài thuyết trình, thuyết phục khách hàng hay trình bày kế hoạch với sếp.
2. Có cái nhìn khách quan
Trước khi có rèn luyện cho mình một tư duy khách quan, bạn cần loại bỏ được cái nhìn chủ quan của bản thân. Bạn không thể làm theo cảm tính, bốc đồng hay thể hiện cái tôi quá lớn trong môi trường làm việc như thời còn là học sinh, sinh viên được. Khi loại bỏ được cảm tính, bạn sẽ có thể dễ dàng dùng tư duy lô-gíc và sử dụng lý trí của mình để xử lý công việc.
3.Trau dồi kiến thức cho bản thân
Nhiều người nghĩ phản biện là ăn nói tốt là đủ, tuy nhiên, không ai có thể tranh luận được với người khác trong khi không có kiến thức tốt và chắc. Để làm được điều đó, mỗi người cần phải rèn luyện cho mình thói quen tìm hiểu thông tin đa dạng khác nhau, đặc biệt với là ngành nghề mình đang làm việc. Có nhiều nguồn thông tin để ta tìm hiểu như báo chí, sách chuyên ngành hay từ những người đồng nghiệp, cấp trên của mình.
- "Rèn luyện tư duy phản biện" sẽ giúp mọi người làm việc hiệu quả hơn, dễ dàng vượt qua khi đối mặt với những vấn đề khó khăn. Từ đó, tránh việc bị “lép vế” so với đồng nghiệp khi trình bày một quan điểm hay ý kiến nào đó.