Hoàn thành tốt công việc là yêu cầu cơ bản nhất trong quản lý doanh nghiệp. Đối với những người mới điều hành doanh nghiệp, nếu đánh giá thấp tầm quan trọng của việc đặt nền móng vững chắc, không hiểu những nguyên tắc làm việc cơ bản và phương pháp làm việc sao cho hiệu quả, chắc chắn họ sẽ lâm vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”; đồng thời công ty thiếu năng lực, và cuối cùng rơi vào chu kỳ kinh doanh với hiệu quả thấp, chất lượng thấp nhưng chi phí nhiều.
« KPI – Công cụ đo lường và quản lý hiệu suất công việc » khái quát thế nào là quản lý hiệu suất của sản xuất, thiết kế các chỉ số hoạt động sản xuất và lên kế hoạch thực hiện đối với nhân viên; kết nối, hướng dẫn trong hoạt động sản xuất; có những bài khảo hạch đánh giá hiệu suất sản xuất; có thái độ khen thưởng và phạt phù hợp đối với nhân viên trong hoạt động sản xuất và không ngừng cải tiến kỹ thuật. Đó chính là 7 khía cạnh giúp việc thực hiện quản lý hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả toàn diện.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất là sử dụng các kế hoạch, quy trình và hệ thống quản lý hiệu quả để đánh giá, phân tích, kiểm soát hiệu quả và tối ưu hóa hiệu suất của tất cả nhân viên trong bộ phận sản xuất, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và đội ngũ nhân viên: cố gắng giảm tối đa chi phí, hệ thống giao hàng phải được đảm bảo và tích cực thúc đẩy sản xuất an toàn.
Quản lý hiệu suất sản xuất là một hệ thống hoàn chỉnh, liên tục cải thiện hiệu suất của nhân viên thông qua giao tiếp liên tục giữa người quản lý và nhân viên, thông qua chu trình liên tục lập kế hoạch hiệu suất, đào tạo hiệu suất, đánh giá hiệu suất, đánh giá việc thưởng phạt hiệu suất của nhân viên và cải thiện hiệu suất, cải thiện tổng thể mức độ hoạt động của tổ chức doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, chỉ bằng cách thực hiện hóa hiệu quả hoạt động sản xuất, người lao động mới có thể thực sự hiểu rõ ràng mục tiêu của mình và nâng cao hiệu suất sản xuất.
« KPI – Công cụ đo lường và quản lý hiệu suất công việc » thông qua việc lấy các ví dụ tiêu biểu, các sơ đồ và phương tiện quản lý sản xuất để mô tả một cách sinh động, khoa học và chặt chẽ về quy trình quản lý, vận hành trong sản xuất. Cuốn sách lấy nội dung công việc liên quan đến các công việc quản lý khác nhau trong các doanh nghiệp sản xuất làm điểm khởi đầu và cung cấp hướng dẫn đầy đủ về các vấn đề sẽ gặp phải trong công việc một cách cụ thể hơn, phương thức điều hành đã được tối ưu hơn, các biện pháp quản lý được thực hiện một cách chính xác và có tính phù hợp rất chặt chẽ.