PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN TRÍ LỰC
AI (Trí tuệ nhân tạo) đang dần đạt được những sự phát triển đột phá và gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của chúng ta. Đồng thời, cũng có những dự đoán cho rằng phần lớn công việc của con người hiện nay, chủ yếu là những công việc thường ngày, sẽ bị AI thay thế. Trong một thời đại như vậy, trọng tâm dành cho trí tuệ của con người là năng lực chủ động phát hiện vấn đề mà không bị bó buộc trong khái niệm sẵn có, nghĩ ra phương án giải quyết vấn đề cần được thực hiện và đưa nó vào thực tiễn.
Mục đích của cuốn sách này là cung cấp một điểm khởi đầu cho tư duy, để bạn trước hết có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, sau đó có động lực để tiến tới rèn luyện “tư duy tích cực”. Hãy đọc và rèn luyện theo những phương pháp được cung cấp trong sách, rồi bạn sẽ cảm nhận được sự phát triển trong năng lực tư duy của bản thân và có thể thực sự sống một cuộc đời trọn vẹn.
=>>Trích dẫn hay trong cuốn sách:
- Logic là kết luận được rút ra bằng phương pháp đối chứng, trái ngược với những kết luận được hình thành bởi trực giác hay cảm xúc. Lý do là bởi cả trực giác và cảm xúc đều mang tính cá nhân cao và khó được thấu hiểu một cách khách quan, nhiều khả năng sẽ thay đổi vào ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai. Đây quả thật là điểm mạnh, cũng là điểm yếu của logic so với trực giác hay cảm xúc. Dù ai cũng đồng ý rằng nó có tính khách quan, nhưng điểm yếu của logic là nó quá “vô vị” và không hấp dẫn trong thế giới kinh doanh, nơi mà các yếu tố tâm lý đóng một vai trò hết sức quan trọng.
- Tư duy giả thuyết là cách suy nghĩ mà dù có bị hạn chế về thời gian và thông tin, trước tiên chúng ta xác định một câu trả lời dự kiến (giả thuyết) để đạt được mục tiêu hoặc giải quyết một vấn đề, sau đó tiếp tục theo hướng đó. Cốt lõi của tư duy giả thuyết là việc “ngay lập tức” đưa ra một câu trả lời dự kiến (ngay cả khi độ chính xác là cực kỳ thấp) và “chỉ với một lượng thông tin nhất định” (bất kể ít đến mức nào), từ đó tạo tiền đề cho kết quả cuối cùng.
- Những gì bạn học được trong sách giáo khoa và trường học không hữu ích như mọi người vẫn nghĩ, bởi chúng đã được nâng lên một mức độ trừu tượng cao hơn bình thường và từ đó trở nên hơi chung chung.
- Trong khi logic đảm bảo tính khách quan và khiến cho mọi thứ dễ hiểu hơn cho mọi người, trực giác lại đóng vai trò quan trọng trong những quyết định chủ quan. Do đó, trực giác là nhân tố quan trọng góp phần vào sự sáng tạo của các cá nhân. Các kết luận được sinh ra từ logic thì dù có tốt xấu thế nào mọi người cũng đều giống nhau, nhưng trực giác thì ngược lại, việc đưa ra các kết luận giống nhau sẽ khiến mọi thứ trở nên vô nghĩa.
Do đó, trong khi tư duy logic khó có khả năng tạo ra những sai lầm lớn (cho rằng các giả định và dữ liệu cơ bản là đúng), trực giác lại luôn có nguy cơ trở thành một “sai lầm lớn”.
- Việc một thứ là “lớn” hay “nhỏ” thay đổi tùy theo tình huống và chủ quan. Tương tự như vậy, “mạnh” hay “yếu”, “lãi” hay “lỗ” và các cặp từ so sánh khác được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh hằng ngày đều dựa trên những nhận định chủ quan. Sự khác biệt trong nhận thức như vậy xuất phát từ sự khác biệt về vị trí và kinh nghiệm. Do đó, việc nói lên sự thật mà không có những diễn giải chủ quan có thể giúp loại bỏ tối đa những “khác biệt ngầm” như vậy.
- Bằng cách suy nghĩ về nguyên nhân của các vấn đề và các giải pháp cụ thể “không bỏ sót, không trùng lặp”, bạn có thể giảm bớt công việc không cần thiết và quay trở lại, đồng thời làm việc hiệu quả hơn.