Giám định mã gen hay còn được gọi là xét nghiệm ADN là một phương pháp giúp xác định các mối quan hệ huyết thống. Phương pháp này cũng được sử dụng trong lĩnh vực điều tra nhằm truy tìm tội phạm từ những dấu vết tại hiện trường. Vậy thực chất, giám định pháp y bằng mã gen là gì? Hãy cùng 1980Books tìm hiểu về phương pháp này trong bài viết dưới đây nhé!
Phương pháp xét nghiệm gen
Xét nghiệm gen hay giải mã gen là phương pháp trong phòng thí nghiệm được sử dụng để phân tích ADN (axit deoxyribonucleic) có trong các tế bào cơ thể của con người. Giải mã gen giúp xác định mối quan hệ huyết thống, chẩn đoán và phòng ngừa bệnh di truyền, tìm hiểu về tiềm năng trí tuệ, thể chất, dinh dưỡng, xu hướng hành vi…
Hệ gen của người có khoảng 3.2 tỷ Nucleotide nhưng có đến 99.7% là giống nhau và chỉ có 0.3% sự khác nhau. Gen là yếu tố khiến mỗi người là một cá thể duy nhất trên thế giới này.
Xét nghiệm gen là một phương pháp được sử dụng trong lĩnh vực y học, điều tra
ADN của mỗi người được thừa hưởng một nửa từ bố, một nửa từ mẹ và được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính vì vậy, phương pháp xét nghiệm gen có thể xác định mối quan hệ huyết thống dựa trên sự tương đồng của cấu trúc ADN ở một số vị trí đặc biệt.
Hầu hết tất cả các mẫu có chứa tế bào sống của con người đều có thể sử dụng trong xét nghiệm ADN, phổ biến nhất là:
Mẫu máu: Máu được dùng để xét nghiệm ADN vì trong máu cũng có các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu… và chúng đều chứa ADN.
Mẫu tóc (có chân): Tóc gồm 2 phần là chân tóc và thân tóc. Phần chân tóc trong da đầu chứa mao mạch, các sợi dây thần kinh và các tế bào mang thông tin di truyền nên sẽ được sử dụng để xét nghiệm. Còn phần thân tóc là các tế bào đã chết, do đó, không có ý nghĩa trong việc xét nghiệm ADN.
Mẫu móng tay, móng chân: Móng tay, móng chân là biến thể của da hay chính là các tế bào biểu bì. Vì vậy, chúng có chứa thông tin di truyền có thể dùng để xét nghiệm ADN.
Ngoài ra cũng có thể xét nghiệm ADN qua mẫu da, xương, dấu vân tay, cuống rốn…
Phương pháp giám định ADN trong điều tra tội phạm
Hiện nay, giám định ADN cũng là phương pháp được sử dụng nhiều trong điều tra tội phạm giúp các cơ quan điều tra phân tích các dấu vết tại hiện trường để phục vụ quá trình phá án. So với phương pháp lấy lời khai, dấu vân tay… xét nghiệm ADN thể hiện sự khách quan và chính xác vượt trội. Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh, phương pháp giám định ADN có mức độ chính xác lên đến 95%.
Trong cuốn sách “Hồ sơ tội phạm - Giám định pháp y bằng mã gen”, tác giả Barbara Rae-Venter - nhà phả hệ di truyền điều tra người Mỹ gốc New Zealand, người đã giúp FBI điều tra các vụ án tội phạm bằng công nghệ mã gen, đã ghi lại chi tiết quá trình phá án sử dụng phương pháp giám định mã gen.
Bằng trải nghiệm trực tiếp tham gia các vụ án thường bắt đầu ít hơn một mẫu ADN, tác giả giúp người đọc hiểu rõ hơn về công nghệ giám định pháp y mới nhất - điều tra di truyền phả hệ. Thông qua quá trình phân tích và kiểm tra mẫu ADN của cả hung thủ và nạn nhân, các nhà giám định đã xây dựng được một hồ sơ đầy đủ về danh tính và các mối quan hệ gia đình của họ. Từ đó, dựa theo kết quả của các phương pháp điều tra khác để củng cố thêm bằng chứng, khiến hung thủ phải cúi đầu nhận tội.
Với phương pháp giám định mã gen, vụ án bế tắc 20 năm được giải quyết trong 48 giờ. Vụ án không có lời giải 43 năm nay được phá trong 63 ngày. Cũng theo tác giả, con người luôn để lại dấu vết tại bất cứ nơi nào mình đi qua và chỉ cần đủ thời gian, tác giả sẽ tìm thấy bạn là ai.
Tìm hiểu thêm nội dung chi tiết của cuốn sách: Hồ sơ tội phạm - Giám định pháp y bằng mã gen, Cuốn sách siêu hot năm 2023.
Lời kết
Giám định pháp y bằng mã gen là một phương pháp đã chứng minh được tính hiệu quả trong việc phục vụ quá trình điều tra. Mặc dù vẫn còn những tranh cãi xung quanh việc sử dụng công nghệ này trong điều tra nhưng không thể phủ nhận nhờ có phương pháp này, các vụ án bế tắc nhiều năm đã được phá giải, tìm ra chính xác kẻ phạm tội và trả lại danh tính cho các nạn nhân vô danh. Nếu bạn tò mò về công nghệ xét nghiệm ADN và muốn tìm hiểu sâu hơn về phương pháp này hãy tìm đọc cuốn sách “Hồ sơ tội phạm - Giám định pháp y bằng mã gen” của 1980Books nhé!